Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Bộ Đội Cộng Sản Hiếp Dâm Đàn Bà Con Gái Hungary


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN CUỐI

TỘI ÁC CỦA HỒNG QUÂN CƯỠNG DÂM PHỤ NỮ TẠI HUNGARY


 Biểu tượng của Hiệp Hội Quá Khứ Và Hiện Tại.

       Dưới đây chúng tôi trích dẫn bài viết của James Mark thuộc Ðại Học Exeter với tựa đề ”Truy Hoài Sự Hãm Hiếp: Phân Chia Hồi Ức Xã Hội Và Hồng Quân Ở Hungary Năm 1944-1945”. Bài viết được Hiệp Hội Quá Khứ Và Hiện Tại lưu trữ năm 2005.

       Trong suốt thời gian Liên Sô chiếm đóng thủ đô Budapest của Hungary khi kết thúc Ðệ Nhị Thế Chiến, ước lượng có đến 50.000 đàn bà con gái Budapest bị bộ đội và sĩ quan Hồng Quân Liên Sô hiếp dâm tàn nhẫn.

       Sau Bá Linh, phụ nữ Budapest chịu đựng thảm họa cưỡng dâm nhiều hơn bất cứ phụ nữ nào tại các thủ đô ở Trung và Ðông Âu.

       Ðiều này một phần bởi vì vị trí Budapest là nơi phòng thủ nên trở thành đối tượng thu hút sự bao vây, và dân thường không di tản. Hơn nữa, sự liên minh của Hungary với Phe Trục (Đức Quốc Xã)có nghĩa là Hồng Quân coi Budapest như lãnh thổ kẻ thù, đất địch, và phụ nữ trong thành phố này trở thành các tiêu điểm hợp pháp cho họ ra tay hành hạ thể xác bằng những trò làm tình thô bạo vô nhân đạo.

       Trong suốt những tháng này, đối với đa số cư dân thành phố, hãm hiếp là chuyện xảy ra thường ngày mà gia đình, bạn bè, người quen biết hay kẻ láng giềng là nạn nhân phải chịu đựng từ sự ham muốn dục tình không cùng của kẻ chiến thắng hay bộ đội “giải phóng”, “anh giải phóng quân”. (cuối trang 133).

Hàng chữ trong hình có ý nghĩa:
”Bạn muốn kết thúc cuộc đời tại Siberia?
Chắc chắn là không rồi!
Hãy chiến đấu và làm việc
cho đạo quân chiến thắng.”
Xác các phụ nữ và trẻ con
nằm cạnh đường rầy xe lửa.
Bức hình được đăng trong bài viết
của James Mark.
Ảnh nguồn:
 Viện Bảo Tàng Quốc Gia Hungary.

       Sự mô tả ngày nay ở Phương Tây về Hồng Quân đa phần là những câu chuyện nói về các tên hiếp dâm tàn bạo. Những giải thích lịch sử về hành vi tác phong Hồng Quân ở Trung Âu như quyển sách “Bá Linh: Sự Sụp Ðổ Năm 1945” của Anthony Beevor miêu tả bộ đội Sô Viết như những tên say rượu, nằm ngoài tầm kiểm soát và bị dồn nén tình dục quá mức.

       Hình ảnh bộ đội Cộng Sản được thấy qua cách cư xử thô bạo và kỳ thị đối với dân chúng địa phương, và sự hiểu biết của người hoạt động binh vực cho nữ quyền, giúp chúng ta biết tường tận thêm về vai trò bạo lực tình dục trong chiến tranh.

       Từ khi sụp đổ Chủ Nghĩa Cộng Sản, các câu chuyện về thói tàn bạo của Hồng Quân cũng trở nên được phổ cập trong quần chúng khắp xã hội.

       Tuy nhiên hãm hiếp không luôn giữ vai trò trung tâm trong lịch sử khi nói về tính cách cư xử của Hồng Quân ở Ðông Âu. Trong thời gian ngay sau thảm họa Ðệ Nhị Thế Chiến, đối diện với tình thân hữu với Hồng Quân (có công đánh đổ Hitler), các cường quốc Ðồng Minh không chú ý đến tội ác hãm hiếp của bộ đội Cộng Sản Liên Sô.

       Hơn nữa những câu chuyện về hãm hiếp tập thể đã có trước tại Phương Tây khi được công bố đầu tiên từ miệng các nhà lãnh đạo Ðông Âu bị buộc phải đi lưu vong lúc họ chống lại Cộng Sản. Còn trong phạm vi Liên Bang Sô Viết, thủ phạm gây nên tội ác bảo vệ hành động của họ hay nói cho đúng là chối tội.

       Boris Slutsky, nhà thơ Nga, người đi cùng với Hồng Quân khi đoàn quân tiến vào Ðông Âu, đã viết trong hồi ký của ông “Những Ðiều Ðã Xảy Ra” rằng phụ nữ Hungary vui vẻ, thưởng thức cơn khoái lạc xác thịt khi được bộ đội cưỡng dâm dù kẻ hành hạ thân xác họ đã giết chồng họ.

       Dù Liên Bang Sô Viết đã tan rã, công dân nước Sô Viết cũ từng phục vụ trong Hồng Quân vẫn khăng khăng niềm hãnh diện vì đã đánh bại Phát Xít có nghĩa là các tội ác chiến tranh như thế tiếp tục bị phủ nhận.

       Một nhà làm phim tài liệu tìm ra rằng cựu binh Hồng Quân hãy còn chối bỏ chuyện hãm hiếp không có xảy ra gì cả, họ chỉ thừa nhận quan hệ tình dục trên căn bản đồng thuận chứ không dùng bạo lực cưỡng dâm, hay cho rằng phụ nữ Ðông Âu chủ tâm dùng tình dục để gieo rắc bịnh tật mong làm suy yếu khả năng chiến đấu của bộ đội.

       Chứng cứ được lấy từ một phần các nhật ký hay bình luận chính trị về tội ác thời kỳ 1944-1945, nhưng chính yếu được rút ra từ dự án lịch sử truyền khẩu trong đó tôi (James Mark) phỏng vấn 76 người đàn ông và đàn bà thuộc giai tầng trung lưu tại Budapest, những người này sinh trong khoảng thời gian 1907-1938, về những kinh nghiệm của họ trong Ðệ Nhị Thế Chiến và giai đoạn đầu của nhà nước Cộng Sản.

       Một số người trình bày bi kịch hãm hiếp như là một trong các nỗi kinh hoàng hiển nhiên vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến.


Một tác phẩm của James Mark.
Ảnh nguồn:

       Dưới đây là một số lời phát biểu của nhân chứng trong thời kỳ hãm hiếp tràn lan và là câu chuyện xảy ra thường ngày tại thủ đô Budapest:

       Erzsébet nói: Khiếp sợ trong nhiều tháng. Cha tôi ở thủ đô, và má tôi cùng 4 con ở Komárom. Tôi nhớ rõ má tôi lấy quần áo bà già cho tôi mặc vào để không ai cố gắng...dù tôi chỉ mới chín tuổi. Mẹ người bạn tốt nhất của tôi không làm như thế, vì vậy đứa bé bị lôi kéo đi, khi bạn tôi chống cự, bọn lính bắn cô ngay tức khắc lúc đang trong vòng tay người mẹ. Ðây là hồi ức đau thương.

       Márta nói: Có ba người trong chúng tôi ở độ tuổi 14,15. Chúng tôi đào đống than lên kiếm chỗ trốn, khi nằm trong đó, chúng tôi chỉ để mũi ló ra ngoài hít thở. Chúng tôi làm như vậy trong một tuần khi đám bộ đội Nga kéo đến ban đêm. Má tôi và má những cô gái nhỏ khác lấy than bôi vào mặt và bảo chúng tôi xõa tóc dài xuống giống như bà già, sau đó ngồi lên che khuất chúng tôi.

       Magda nói: Có một điều phổ biến là mọi người tự sơn mình cho đen và trùm khăn lên đầu...có vẻ giống như bà lão. Nhưng chúng tôi cũng nghe rằng họ hiếp dâm cả đàn bà 60 hay 70 tuổi bởi vì bộ đội Nga uống rượu và họ không biết họ đang làm gì.

       Győző nói: Cưỡng dâm là chuyện thường ngày đối với bộ đội Nga tại Budapest. Họ bao gồm nhiều thành phần kém văn minh...trong tâm hồn họ không có sự nhân hậu...

 Kết Luận

       Ủy Ban Bộ Trưởng của Hội Ðồng Châu Âu vào ngày 30/4/2002 đề ra Thư Giới Thiệu gởi đến các nước thành viên về việc bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực.

       Trong phần “Ngoài các biện pháp liên quan đến bạo lực trong tình trạng xung đột và hậu xung đột”, đoạn 69 phát biểu rằng các quốc gia thành viên nên xem xét: “Hành vi hãm hiếp, nô lệ tình dục, ép buộc mang thai, ép buộc triệt thai hay bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác trầm trọng như thế như là vi phạm nhân quyền không thể tha thứ, như tội ác chống lại nhân loại và, khi phạm tội ác trong bối cảnh xung đột võ trang, được coi như các tội phạm chiến tranh, phải bị trừng phạt đích đáng”.

       Trong Giác Thư Giải Thích về Thư Giới Thiệu này khi khảo sát đoạn 69, đã viết: Sự khảo sát nên được thực hiện theo Ðạo Luật Của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đề ra tại Rome vào tháng 7/1998.

       Ðiều 7 của Ðạo Luật định nghĩa hãm hiếp, nô lệ tình dục, cưỡng bức mang thai, cưỡng bức triệt thai hay bất cứ hình thức nào khác của bạo lực tình dục trầm trọng tương đương, được coi như vi phạm tội ác chống lại con người.

       Hơn nữa, Ðiều 8 của Ðạo Luật định nghĩa hãm hiếp, nô lệ tình dục, cưỡng bức mang thai, ép buộc triệt thai, cưỡng bức mãi dâm hay bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác  là vi phạm nghiêm trọng Công Ước Geneva và được coi như các tội ác chiến tranh. 

       Tội ác của Cộng SảnTội Ác Chống Lại Cả Nhân Loại, Chống Lại Nền Văn Minh Của Loài Người, và là loại  Tội Phạm Chiến Tranh nguy hiểm trên quả đất chúng ta (Quốc Xã Ðức là một thứ tội phạm chiến tranh đã bị xét xử với nhiều án treo cổ ngay sau năm 1945).

      Nhân loại chúng ta vốn mang khát vọng được sống trong đời sống tiến bộ - nhân ái, và từng trải qua thời kỳ trên 6.000 năm văn minh nhưng đã bị các chế độ Cộng Sản mưu toan hủy diệt nền văn minh này từ khi Lenin lập ra Đảng Cộng Sản Liên Sô và hà hơi tiếp sức cho các Đảng Cộng Sản chư hầu trên khắp thế giới sau cuộc tiếm quyền tháng 10 năm 1917.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.  

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét